VÀI NÉT TIỂU SỬ
Lê Quý Long sinh ngày 22 tháng 12 năm 1945 tại làng Vĩnh Phước, huyện Đại Lộc, Quảng Nam, một địa danh đã được đi vào lòng người, qua hai câu liễn đối ở đình làng:
Vĩnh bảo long đầu sơn hiến thọ
Phước lưu phụng vĩ thuỷ dâng ba.
Hai câu đối ở bia lăng vị Tiền hiền:
Núi sông muôn thuở gan hùng vĩ
Công đức nghìn năm dạ sáng ngời.
(Hai câu đối ở đình làng đã khiến ông nội của anh phải thất bại khi lều chõng ra Huế tham dự thi Đình: phạm húy! Vì chính cụ là tác giả.)
Anh đã có thơ đăng khá sớm trên báo Phổ Thông và Thời Nay, khi hãy còn là học sinh đệ lục.
Chào đời bên gốc rạ và lớn lên trong chiến tranh, cha mất sớm... nên phải học trễ! Nhờ ba người anh giúp đỡ (nhà chỉ có bốn người con trai), nhất là người anh cả, tận sức chăm lo, anh mới xong được đại học, sau 7 năm “dan díu” với Văn khoa.
SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN
- Bộ Việt sử văn vần (Lịch sử diễn ca, Phúc Sinh, 1971)
- Cho cành buồn nẩy lộc (Thơ, An Tiêm, 1972)
- Như một người tình (Thơ, Lá Bối, 1974)
- Những bài ca nhân ái (Thơ, Văn Nghệ, 1990, NXB Trẻ tái bản 1999)
- Con đường hạnh phúc (Tham luận, in 1972)
Lê Quý Long sinh ngày 22 tháng 12 năm 1945 tại làng Vĩnh Phước, huyện Đại Lộc, Quảng Nam, một địa danh đã được đi vào lòng người, qua hai câu liễn đối ở đình làng:
Vĩnh bảo long đầu sơn hiến thọ
Phước lưu phụng vĩ thuỷ dâng ba.
Hai câu đối ở bia lăng vị Tiền hiền:
Núi sông muôn thuở gan hùng vĩ
Công đức nghìn năm dạ sáng ngời.
(Hai câu đối ở đình làng đã khiến ông nội của anh phải thất bại khi lều chõng ra Huế tham dự thi Đình: phạm húy! Vì chính cụ là tác giả.)
Anh đã có thơ đăng khá sớm trên báo Phổ Thông và Thời Nay, khi hãy còn là học sinh đệ lục.
Chào đời bên gốc rạ và lớn lên trong chiến tranh, cha mất sớm... nên phải học trễ! Nhờ ba người anh giúp đỡ (nhà chỉ có bốn người con trai), nhất là người anh cả, tận sức chăm lo, anh mới xong được đại học, sau 7 năm “dan díu” với Văn khoa.
SÁCH ĐÃ XUẤT BẢN
- Bộ Việt sử văn vần (Lịch sử diễn ca, Phúc Sinh, 1971)
- Cho cành buồn nẩy lộc (Thơ, An Tiêm, 1972)
- Như một người tình (Thơ, Lá Bối, 1974)
- Những bài ca nhân ái (Thơ, Văn Nghệ, 1990, NXB Trẻ tái bản 1999)
- Con đường hạnh phúc (Tham luận, in 1972)
- Tuyển thơ Lê Quý Long (NXB Trẻ, 2001)
- Vòng Tay MẸ (NXB Tổng Hợp TP.HCM, 2007)
- Ngõ vào vườn thơ (quy luật các thể thơ), sắp in.
Và nhiều tác phẩm khác, đang còn là bản thảo.
NHỮNG CẢM NHẬN VỀ THƠ LÊ QUÝ LONG
của NGUYỄN ĐỨC HUYNH – Tiến sĩ Văn chương.
(Trích trong “Tuyển thơ Lê Quý Long. NXB Trẻ. TP.HCM 2001)
Mỗi khi nhắc đến thơ Lê Quý Long, nhiều người có cảm nghĩ anh là một nhà thơ của Lục bát. Rất có lý. Nhưng không hẳn như thế!
Lý do thứ nhất
Vào những năm trước 1970, anh đã hoàn thành bộ Việt Sử văn vần (gồm 11 cuốn, lịch sử Việt Nam, theo đúng chương trình giáo khoa, diễn ca dưới thể thơ Lục bát, một thể thơ thuần túy của Việt Nam, cho phù hợp với tựa đề), đã được các bậc thầy có tầm cỡ lớn nhiệt tình ủng hộ, giới thiệu trên các báo chí, trực tiếp giới thiệu tại các giảng đường đại học... như:
- Nhà văn Bửu Kế, giáo sư Đại học Văn khoa Huế.
- Giáo sư Nguyễn Văn Xung, Chủ nhiệm Nhựt báo Gió Nam Sài Gòn.
- Ông Nguyễn Vỹ, Giám đốc Bán nguyệt san Phổ Thông.
- Giáo sư Phạm Việt Tuyền, Đại học Văn khoa Sài Gòn.
v.v…
Thêm vào đó, được sự giúp đỡ thường xuyên cả tinh thần lẫn vật chất, của các cụ Lê Thanh Cảnh (Thân sinh giáo sư Lê Thanh Minh Châu, Viện trưởng Viện đại học Huế) , Linh mục Nguyễn Văn Thích, giáo sư Đại học Văn khoa Huế và cả cụ Mai Thọ Truyền, Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa giáo dục... để rồi năm 1971, bộ sách ấy chính thức được phép xuất bản với số lượng lớn và phát hành rộng rãi... đến tận học đường.
Khi bộ sách hãy còn là bản thảo, giáo sư Bửu Kế đã biên thư cho ông Giám đốc Nhà xuất bản Khai Trí tại Sài Gòn, có đoạn nhận xét: "'mấy cuốn sách của ông Long, lời văn lưu loát, bình dị, dễ hiểu... lại chứa đựng nhiều thi vị”.
Thầy Hoàng Văn Ngũ, chuyên trách ngành giáo dục lại thêm:
"Lê Quý Long là nhà thơ trẻ, có tài. Tương lai còn nhiều hứa hẹn... "
Sau 1975, với chất "lịch sử", chúng tôi e ngại... có thể bị "trái mùa”! Nhưng không, giáo sư tiến sĩ Phạm Hồng Việt, Chủ nhiệm khoa Lịch sử của trường Đại học Sư phạm Huế lại tìm đọc được (có lẽ qua thư viện) và gợi ý cho sinh viên dựa vào đó... làm luận án tốt nghiệp, trong những năm 80.
Lý do thứ nhì
Những năm trước 1990, các bậc phụ huynh, những nhà giáo dục cũng như trên các báo chí, đều tỏ ra rất lo sợ cho lớp trẻ "trên đà xuống dốc trầm trọng về đạo đức", Nhà xuất bản Văn Nghệ TP.HCM đã cho ra đời đúng lúc tập thơ MẤY BÀI CA NHÂN ÁI của anh. Tiếp sau là nhà xuất bản Trẻ cho in lại, năm 1999. Nhà Văn hóa Thanh Niên TP. HCM tổ chức giao lưu, mời anh gặp gỡ bạn đọc, để giới thiệu tập thơ này, vào ngày 28 tháng 11 năm 1999, tại số 4 Phạm Ngọc Thạch. Đây cũng là tập thơ chỉ thuần túy mỗi một thể loại Lục bát. Theo anh, thêm một nhắn nhủ về "tinh thần dân tộc “Thơ Lục bát là của riêng Việt Nam".
Nhưng, nếu bạn đã đọc CHO CÀNH BUỎN NẨY LỘC (Thơ, An Tiêm, 1972) , NHƯ MỘT NGUỜI TÌNH (Thơ, Lá Bối, 1974) sẽ thấy thơ anh cũng đủ các thể loại, cũng có khá nhiều thơ mới, thơ tự do... Và nếu đọc THOÁNG XƯA, bạn lại thấy như anh chỉ chuyên về Đường luật! Cái đa dạng trong thơ anh đã hiển nhiên, không phải là điều chúng ta muốn bàn đến, mà muốn tìm hiểu thử cái đa dạng trong tư tưởng, trong ý thơ, trong hồn thơ... của anh như thế nào.
Giáo sư Lê Văn Phi đưa ra nhận xét trong buổi tọa đàm cùng các bạn học cũ: "Lê Quý Long đã thành công trong thể thơ Lục bát. Anh sáng tác rất dễ dàng, lời thơ tự nhiên, nhẹ nhàng, ý thơ mộc mạc nhưng sâu lắng, thiết tha... lắm khi cũng rất độc đáo nữa là khác!"
- Ngõ vào vườn thơ (quy luật các thể thơ), sắp in.
Và nhiều tác phẩm khác, đang còn là bản thảo.
NHỮNG CẢM NHẬN VỀ THƠ LÊ QUÝ LONG
của NGUYỄN ĐỨC HUYNH – Tiến sĩ Văn chương.
(Trích trong “Tuyển thơ Lê Quý Long. NXB Trẻ. TP.HCM 2001)
Mỗi khi nhắc đến thơ Lê Quý Long, nhiều người có cảm nghĩ anh là một nhà thơ của Lục bát. Rất có lý. Nhưng không hẳn như thế!
Lý do thứ nhất
Vào những năm trước 1970, anh đã hoàn thành bộ Việt Sử văn vần (gồm 11 cuốn, lịch sử Việt Nam, theo đúng chương trình giáo khoa, diễn ca dưới thể thơ Lục bát, một thể thơ thuần túy của Việt Nam, cho phù hợp với tựa đề), đã được các bậc thầy có tầm cỡ lớn nhiệt tình ủng hộ, giới thiệu trên các báo chí, trực tiếp giới thiệu tại các giảng đường đại học... như:
- Nhà văn Bửu Kế, giáo sư Đại học Văn khoa Huế.
- Giáo sư Nguyễn Văn Xung, Chủ nhiệm Nhựt báo Gió Nam Sài Gòn.
- Ông Nguyễn Vỹ, Giám đốc Bán nguyệt san Phổ Thông.
- Giáo sư Phạm Việt Tuyền, Đại học Văn khoa Sài Gòn.
v.v…
Thêm vào đó, được sự giúp đỡ thường xuyên cả tinh thần lẫn vật chất, của các cụ Lê Thanh Cảnh (Thân sinh giáo sư Lê Thanh Minh Châu, Viện trưởng Viện đại học Huế) , Linh mục Nguyễn Văn Thích, giáo sư Đại học Văn khoa Huế và cả cụ Mai Thọ Truyền, Quốc vụ khanh đặc trách Văn hóa giáo dục... để rồi năm 1971, bộ sách ấy chính thức được phép xuất bản với số lượng lớn và phát hành rộng rãi... đến tận học đường.
Khi bộ sách hãy còn là bản thảo, giáo sư Bửu Kế đã biên thư cho ông Giám đốc Nhà xuất bản Khai Trí tại Sài Gòn, có đoạn nhận xét: "'mấy cuốn sách của ông Long, lời văn lưu loát, bình dị, dễ hiểu... lại chứa đựng nhiều thi vị”.
Thầy Hoàng Văn Ngũ, chuyên trách ngành giáo dục lại thêm:
"Lê Quý Long là nhà thơ trẻ, có tài. Tương lai còn nhiều hứa hẹn... "
Sau 1975, với chất "lịch sử", chúng tôi e ngại... có thể bị "trái mùa”! Nhưng không, giáo sư tiến sĩ Phạm Hồng Việt, Chủ nhiệm khoa Lịch sử của trường Đại học Sư phạm Huế lại tìm đọc được (có lẽ qua thư viện) và gợi ý cho sinh viên dựa vào đó... làm luận án tốt nghiệp, trong những năm 80.
Lý do thứ nhì
Những năm trước 1990, các bậc phụ huynh, những nhà giáo dục cũng như trên các báo chí, đều tỏ ra rất lo sợ cho lớp trẻ "trên đà xuống dốc trầm trọng về đạo đức", Nhà xuất bản Văn Nghệ TP.HCM đã cho ra đời đúng lúc tập thơ MẤY BÀI CA NHÂN ÁI của anh. Tiếp sau là nhà xuất bản Trẻ cho in lại, năm 1999. Nhà Văn hóa Thanh Niên TP. HCM tổ chức giao lưu, mời anh gặp gỡ bạn đọc, để giới thiệu tập thơ này, vào ngày 28 tháng 11 năm 1999, tại số 4 Phạm Ngọc Thạch. Đây cũng là tập thơ chỉ thuần túy mỗi một thể loại Lục bát. Theo anh, thêm một nhắn nhủ về "tinh thần dân tộc “Thơ Lục bát là của riêng Việt Nam".
Nhưng, nếu bạn đã đọc CHO CÀNH BUỎN NẨY LỘC (Thơ, An Tiêm, 1972) , NHƯ MỘT NGUỜI TÌNH (Thơ, Lá Bối, 1974) sẽ thấy thơ anh cũng đủ các thể loại, cũng có khá nhiều thơ mới, thơ tự do... Và nếu đọc THOÁNG XƯA, bạn lại thấy như anh chỉ chuyên về Đường luật! Cái đa dạng trong thơ anh đã hiển nhiên, không phải là điều chúng ta muốn bàn đến, mà muốn tìm hiểu thử cái đa dạng trong tư tưởng, trong ý thơ, trong hồn thơ... của anh như thế nào.
Giáo sư Lê Văn Phi đưa ra nhận xét trong buổi tọa đàm cùng các bạn học cũ: "Lê Quý Long đã thành công trong thể thơ Lục bát. Anh sáng tác rất dễ dàng, lời thơ tự nhiên, nhẹ nhàng, ý thơ mộc mạc nhưng sâu lắng, thiết tha... lắm khi cũng rất độc đáo nữa là khác!"
…
Thay cho kết luận, chúng tôi xin mượn câu nói thật chí lý của nhà thơ (Lê Quý Long) đã phát biểu trong buổi giao lưu các bạn đọc, do Nhà Văn Hoá Thanh Niên TP.HCM tổ chức ngày 28.11.1999 tại số 4 Phạm Ngọc Thạch, Q1, TP.HCM: “Lời nói, không đủ sức để nói nhiều, không đủ khả năng để diễn đạt! Chỉ có thơ, thơ mới đủ sức nói nhiều và thơ mới có đủ khả năng để diễn đạt”.
Vậy, xin nhường lời để thơ Lê Quý Long tiếp tục tâm sự với các bạn.
TP.HCM, 20-01-2001
NGUYỄN ĐỨC HUYNH
Vậy, xin nhường lời để thơ Lê Quý Long tiếp tục tâm sự với các bạn.
TP.HCM, 20-01-2001
NGUYỄN ĐỨC HUYNH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét