Hôm đi chuyến cuối cùng, chú Phu ghé thuyền nghỉ rồi vào chợ Mỹ Chánh, thằng Rái hỏi mượn tiền hớt tóc, chú đưa cho nó một trăm. Đây là lần đầu tiên trong đời Rái có một số tiền lớn trong túi, nó có cảm giác “oách oách“ thế nào ấy. Sau khi đi hớt tóc hết năm đồng, thằng Rái quyết định mua cái bật lửa hết tám đồng. Nó đi quanh chợ xem chơi với vẻ rất tự tin. Lúc đến hàng vải vóc quần áo, bà chủ hàng mời chào:
- Mua áo quần đi cháu!Có nhiều thứ đẹp lắm!
Thằng Rái liền hỏi:
- Không may đo cho tôi làm sao có áo quần vừa?
Bà chủ cười giải thích:
- Ai cũng có số hết, như số này thì vừa với cháu!
Nói xong bà chủ lấy một bộ đồ đưa cho nó và bảo mặc thử. Đó là bộ đồ có áo dài tay màu trắng, với quần kaki màu vàng. Rái cầm rồi ướm thử chơi: “Vừa!... Vừa thật!... mà rất đẹp!”. Rái thầm nghĩ: “Sao họ biết cả số đo mình? Số mình không trùng với ai, với người Tây hay Tàu!”. Nhưng cho dù là thế, thằng Rái ngại ngùng mắc cỡ trả vội bộ đồ cho bà chủ mà nghĩ mình chẳng mua nổi đâu.
Bà chủ nói:
- Mua đi bán cho một trăm đó!
- Cháu không đủ tiền – Nó nói – chỉ còn tám bảy đồng thôi!
Nói xong Rái bỏ đi. Bà chủ gọi lại:
- Thôi được thấy cháu thật thà dì bán cho!
Quá bất ngờ thằng Rái không nghĩ mình mua được bộ áo quần, nó đưa tiền và nhận gói đồ. Đến khi về thuyền, thằng Rái nghĩ lại và thấy sợ: “Mình chưa xin phép mà đã mua áo quần, chắc thế nào cũng bị đánh!”.
Chiều hôm sau về nhà, dù chưa biết chuyện bộ áo quần, thằng Rái vẫn bị lão Diếu mắng:
- Hớt cái kiểu tóc gì giống như thằng ba trợn!
Sững sờ một lúc nó nói:
- Ba trợn chi mô!
Lão hét:
- Răng không hớt ca-rê?
Thằng Rái phân bua:
- Thì dưỡng mai xanh mà!
Nghe tiếng con về và đang bị mắng, mẹ Rái chạy vào:
- Thôi mà ông, con lớn rồi, ưng răng thì cho hắn hớt rứa!
Và xoay sang Rái:
- Ừ, nhìn cũng ra con trai, lớn lắm!
Mẹ bao giờ cũng độ lượng và yêu thương. Rái kéo mẹ xuống bếp, đưa bộ áo quần và tiền làm công hai tháng rưỡi. Sau khi giấu bộ đồ nó đã mua, mẹ Rái cầm tiền ra khoe với lão Diếu:
- Trời ơi tiền nhiều chưa! Từ khi lấy ông tới chừ, chưa khi mô tôi cầm được số tiền như ri, mà nợ thì cứ dồn lại. Số tiền ni tôi trả bớt ít nợ và sắm thêm câu lưới.
Chiều đó thằng Rái lại ra sông cùng với em nó. Lão Diếu đứng trước cửa nhìn hai đứa làm. Cũng như trước, thằng Lúi vẫn chuẩn bị con cúi (2) để mang theo,nhưng thằng Rái bảo để lại và cho thấy cái bật lửa mới keng trong túi.
Hôm nay ra khơi cũng như mọi hôm, sao thằng Rái nghe như có cái gì khác lạ, nó thấy mình như lớn hơn, vững vàng hơn khi tự tay cầm chèo trước dòng sông rộng.
Sau mẻ lưới chạng vạng, nó đưa thuyền về nghỉ thì thấy chiếc thuyền của cha con lão Chái ở đó. Lão đã chết vợ và sống với ba đứa con nhỏ lây lất trên chiếc thuyền cóc quanh các cồn bãi. Thấy thuyền thằng Rái cập vào, cô bé Nhạn con lão cầm đèn nhảy sang xin lửa. Đôi má của cô gái mười sáu ửng lên bẽn lẽn dưới ánh sáng của ngọn đèn trong thuyền, cô bé nói:
- Cho xin chút lửa!
Thằng Rái bỗng nghe lòng rộn lên, đưa tay vuốt vuốt mái tóc vừa hớt dưỡng, hỏi:
- Lấy lửa làm chi?
- Nấu cháo!
Thằng Rái liền lấy cái bật lửa mới có đính sợi dây nơi miệng túi ra đốt đèn cho cô bé. Nó thấy trong đôi mắt đen láy của cô bé Nhạn ánh lên vẻ ngưỡng phục khi nhìn nó. Trong phút chốc, thằng Rái thấy mình thật sự là một gã “đàn ông“. Nó nói:
- Cho nấu chung với!
Sau đó thằng Rái bảo thằng Lúi đem sang thuyền cô bé một con cá hanh (3) để nấu cháo ăn chung.
Tối đó, sau khi cùng với em nó sang ăn cháo bên thuyền lão Chái về, đôi mắt và nụ cười của cô bé Nhạn như cánh bướm chập chờn bay trong tâm trí nó. Và đêm ấy, đôi cánh bướm đã bay vào giấc ngủ khiến nó phải nằm mơ. Nó mơ thấy mình đi hỏi vợ và thấy mặc bộ đồ đã mua theo sau cha mẹ đến nhà gái mà chẳng phải mượn quần áo của ai./.
- Mua áo quần đi cháu!Có nhiều thứ đẹp lắm!
Thằng Rái liền hỏi:
- Không may đo cho tôi làm sao có áo quần vừa?
Bà chủ cười giải thích:
- Ai cũng có số hết, như số này thì vừa với cháu!
Nói xong bà chủ lấy một bộ đồ đưa cho nó và bảo mặc thử. Đó là bộ đồ có áo dài tay màu trắng, với quần kaki màu vàng. Rái cầm rồi ướm thử chơi: “Vừa!... Vừa thật!... mà rất đẹp!”. Rái thầm nghĩ: “Sao họ biết cả số đo mình? Số mình không trùng với ai, với người Tây hay Tàu!”. Nhưng cho dù là thế, thằng Rái ngại ngùng mắc cỡ trả vội bộ đồ cho bà chủ mà nghĩ mình chẳng mua nổi đâu.
Bà chủ nói:
- Mua đi bán cho một trăm đó!
- Cháu không đủ tiền – Nó nói – chỉ còn tám bảy đồng thôi!
Nói xong Rái bỏ đi. Bà chủ gọi lại:
- Thôi được thấy cháu thật thà dì bán cho!
Quá bất ngờ thằng Rái không nghĩ mình mua được bộ áo quần, nó đưa tiền và nhận gói đồ. Đến khi về thuyền, thằng Rái nghĩ lại và thấy sợ: “Mình chưa xin phép mà đã mua áo quần, chắc thế nào cũng bị đánh!”.
Chiều hôm sau về nhà, dù chưa biết chuyện bộ áo quần, thằng Rái vẫn bị lão Diếu mắng:
- Hớt cái kiểu tóc gì giống như thằng ba trợn!
Sững sờ một lúc nó nói:
- Ba trợn chi mô!
Lão hét:
- Răng không hớt ca-rê?
Thằng Rái phân bua:
- Thì dưỡng mai xanh mà!
Nghe tiếng con về và đang bị mắng, mẹ Rái chạy vào:
- Thôi mà ông, con lớn rồi, ưng răng thì cho hắn hớt rứa!
Và xoay sang Rái:
- Ừ, nhìn cũng ra con trai, lớn lắm!
Mẹ bao giờ cũng độ lượng và yêu thương. Rái kéo mẹ xuống bếp, đưa bộ áo quần và tiền làm công hai tháng rưỡi. Sau khi giấu bộ đồ nó đã mua, mẹ Rái cầm tiền ra khoe với lão Diếu:
- Trời ơi tiền nhiều chưa! Từ khi lấy ông tới chừ, chưa khi mô tôi cầm được số tiền như ri, mà nợ thì cứ dồn lại. Số tiền ni tôi trả bớt ít nợ và sắm thêm câu lưới.
Chiều đó thằng Rái lại ra sông cùng với em nó. Lão Diếu đứng trước cửa nhìn hai đứa làm. Cũng như trước, thằng Lúi vẫn chuẩn bị con cúi (2) để mang theo,nhưng thằng Rái bảo để lại và cho thấy cái bật lửa mới keng trong túi.
Hôm nay ra khơi cũng như mọi hôm, sao thằng Rái nghe như có cái gì khác lạ, nó thấy mình như lớn hơn, vững vàng hơn khi tự tay cầm chèo trước dòng sông rộng.
Sau mẻ lưới chạng vạng, nó đưa thuyền về nghỉ thì thấy chiếc thuyền của cha con lão Chái ở đó. Lão đã chết vợ và sống với ba đứa con nhỏ lây lất trên chiếc thuyền cóc quanh các cồn bãi. Thấy thuyền thằng Rái cập vào, cô bé Nhạn con lão cầm đèn nhảy sang xin lửa. Đôi má của cô gái mười sáu ửng lên bẽn lẽn dưới ánh sáng của ngọn đèn trong thuyền, cô bé nói:
- Cho xin chút lửa!
Thằng Rái bỗng nghe lòng rộn lên, đưa tay vuốt vuốt mái tóc vừa hớt dưỡng, hỏi:
- Lấy lửa làm chi?
- Nấu cháo!
Thằng Rái liền lấy cái bật lửa mới có đính sợi dây nơi miệng túi ra đốt đèn cho cô bé. Nó thấy trong đôi mắt đen láy của cô bé Nhạn ánh lên vẻ ngưỡng phục khi nhìn nó. Trong phút chốc, thằng Rái thấy mình thật sự là một gã “đàn ông“. Nó nói:
- Cho nấu chung với!
Sau đó thằng Rái bảo thằng Lúi đem sang thuyền cô bé một con cá hanh (3) để nấu cháo ăn chung.
Tối đó, sau khi cùng với em nó sang ăn cháo bên thuyền lão Chái về, đôi mắt và nụ cười của cô bé Nhạn như cánh bướm chập chờn bay trong tâm trí nó. Và đêm ấy, đôi cánh bướm đã bay vào giấc ngủ khiến nó phải nằm mơ. Nó mơ thấy mình đi hỏi vợ và thấy mặc bộ đồ đã mua theo sau cha mẹ đến nhà gái mà chẳng phải mượn quần áo của ai./.
- Đã đăng trên Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số 614, 01.09.2007 -
(2) Con cúi: vật kết bằng rơm dùng để úm lửa (giữ lửa) được lâu.
(3) Cá hanh: loại cá ngon, hiếm và đắt tiền, người dân chài thường đem bán chứ không dám ăn.
(2) Con cúi: vật kết bằng rơm dùng để úm lửa (giữ lửa) được lâu.
(3) Cá hanh: loại cá ngon, hiếm và đắt tiền, người dân chài thường đem bán chứ không dám ăn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét